GIÁO HỘI HOÀN VŨ 3
Giáo Hoàng Francis Đóng Vai Trò Chủ Yếu
Trong Việc Xích Lại Gần Nhau Của Mỹ - Cuba
Đức Giáo Hoàng Francis. Photo courtesy: AP
Thực vậy, chính Đức Giáo Hoàng Francis đã tận dụng ảnh hưởng, uy tín của Ngài để làm cho được những việc ít ai nghĩ đến, với mục đích tốt. Hồi tháng Sáu vừa qua, Ngài mời Tổng thống của hai phe Palestine và Do Thái cùng dành ra một ngày để cầu nguyện cho Hoà Bình Thế Giới tổ chức tại Vatican. Trước đó, Ngài cũng đồng ý đứng ra kêu gọi phe đối nghịch ở Venezuela và chính phủ hãy ngồi xuống nói chuyện với nhau.
Giáo Hoàng Francis đóng vai trò hết sức thiết yếu trong việc đem Cuba và Hoa Kỳ xích lại gần nhau. Sự kiện này là điều vị Giáo Hoàng gốc Mỹ Châu Latin đầu tiên trong lịch sử luôn luôn cổ vũ, và ngài không dấu diếm về vai trò của mình.
Hôm thứ Tư, toà thánh Vatican nói rõ Giáo Hoàng Francis đã viết thư cho Tổng Thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Cuba Raul Castro trong ít tháng gần đây yêu cầu hai nhà lãnh đạo hãy giải quyết những dị biệt về vấn đề nhân đạo, trong đó có việc giam giữ tù nhân của đôi bên.
Toà thánh Vatican cũng nói thêm chính Toà thánh đã đứng ra chủ trì mời phái đoàn Hoa Kỳ và Cuba đến Vatican hồi tháng 10, tạo điều kiện cho hai phái đoàn thuận tiện để có những cuộc đối thoại xây dựng với những vấn đề hết sức tế nhị, đem lại những giải pháp mà đôi bên có thể chấp nhận được.
Trong lời tuyên bố về vấn đề tái lập quan hệ ngoại giao với Cuba, Tổng thống Obama đã hai lần cám ơn Giáo Hoàng Francis về công sức của Ngài. Ông kể ra: “Ngài là tấm gương đạo đức cho chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng một thế giới mới nên có, thay vì yên vị, hài lòng với tình hình thế giới như cũ.”
Thực vậy, chính Đức Giáo Hoàng Francis đã tận dụng ảnh hưởng, uy tín của Ngài để làm cho được những việc ít ai nghĩ đến, với mục đích tốt. Hồi tháng Sáu vừa qua, Ngài mời Tổng thống của hai phe Palestine và Do Thái cùng dành ra một ngày để cầu nguyện cho Hoà Bình Thế Giới tổ chức tại Vatican. Trước đó, Ngài cũng đồng ý đứng ra kêu gọi phe đối nghịch ở Venezuela và chính phủ hãy ngồi xuống nói chuyện với nhau.
Bà Elizabeth Pique, một ký giả ở Argentine, viết cuốn tiểu sử của Giáo Hoàng, tựa đề: “Pope Francisc, Life, and Revolution” trong đó bà nói Giáo Hoàng Francis để tâm từ lâu về mối bất hoà giữa Hoa Kỳ và Cuba. Ngài dùng uy tín của vị lãnh đạo tinh thần khối Mỹ châu Latin để tạo ra sự đối thoại về văn hoá giữa hai nước.
Những Biến Cố Quan Trọng Trong Quan Hệ Giữa Hoa Kỳ và Cuba
Xung đột bắt đầu - Phe nổi dậy của Fidel Castro giành được chính quyền từ tay nhà độc tài Fulgencio Batista. Ông này trốn khỏi Cuba vào ngày 1 tháng Giêng năm 1959. Hoa kỳ công nhận chính quyền mới. Nhưng quan hệ hai nước trở nên chua chát khi người Mỹ chỉ trích những án tử hình chính quyền Fidel áp dụng đối với những người trung thành với chế độ Batista. Năm 1960, chính phủ Cuba ra lệnh quốc hữu hoá tất cả các nhà máy lọc dầu của Hoa Kỳ, sau khi những hãng này từ chối lọc dầu của Liên Xô. Sau đó, gần như tất cả các cơ sở kinh doanh của Hoa Kỳ đều rút về Mỹ.
Cuộc Khủng Hoảng Trở Nên Trầm Trọng Hơn - Hoa Kỳ tuyên bố cấm vận tất cả hoạt động xuất cảng sang Cuba vào tháng 10 năm 1960, và cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước này vào tháng Giêng năm 1961. Ba tháng sau, Fidel Castro chính thức công bố Cuba trở thành một nước theo chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa – đúng một ngày trước khi xảy ra cuộc đổ bộ lên Vịnh Con Heo nhằm lật đổ chế độ của Fidel Castro. Cuộc đổ bộ này do những người Cuba lưu vong thực hiện, song có bàn tay Mỹ đứng sau lưng yểm trợ. Trong lúc đó, điệp viên Hoa Kỳ liên tục tìm cách ám sát lãnh tụ Fidel của Cuba.
Cuộc Đụng Độ Trời Long Đất Lở Được Hoá Giải - Tháng 10 năm 1962, Hoa Kỳ thực hiện một cuộc phong toả toàn diện đảo Cuba, bắt buộc đảo quốc phải dời bỏ những hoả tiễn nguyên tử của Liên Xô đặt trên hòn đảo. Cuộc phong toả khiến cho cả thế giới đứng tim vì sợ có cuộc chiến tranh nguyên tử xảy ra. Tổng thống Kennedy hứa sẽ không xâm lăng Cuba nữa.
Cố Gắng Xích Lại Gần Nhau Bị Phá Hỏng - Tổng thống Jimmy Carter cố gắng bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Cuba ngay sau khi ông lên cầm quyền vào năm 1977. Ông cho gửi những phái đoàn thương thuyết để tái lập quan hệ, và thả tù nhân của đôi bên. Nhưng năm đó, Cuba gửi quân tình nguyện sang Phi châu đánh nhau ở Angola, và vụ đuổi thuyền nhân Cuba sang Mỹ vào năm 1980, và Tổng thống Reagan đắc cử khiến cho nỗ lực xích lại gần nhau giữa hai nước bị phá hỏng.
Cuba Đơn Độc Đứng Một Mình Sau Khi Liên Bang Xô Viết Sụp Đổ - Sự xụp đổ của Liên Bang Xô Viết vào năm 1991 khiến cho nền kinh tế của Cuba bị thiệt hại nặng, nền kinh tế cả nước trở nên què quặt, thoi thóp thở. Kế đến, Fidel Castro bị ngã bệnh vì ung thư vào năm 2006, phải chuyển quyền lãnh đạo sang cho người em trai là Raul Castro, tư lệnh quân đội.
Tù Binh Cuba bị Hoa Kỳ bắt - Hoa Kỳ bắt giữ năm điệp viên Cuba vào năm 1998, và Cuba tung ra mặt trận tuyên truyền ngọai giao buộc Hoa Kỳ phải thả những tù binh này với lý do những điệp viên đó chỉ hoạt động để bảo vệ đảo Cuba chống lại âm mưu khủng bố. Tháng 12 năm 2009, Cuba bắt giam nhà thầu Alan Gross của Hoa Kỳ với tội giả dạng làm nhà thầu cho cơ quan USAID để lật đổ chế độ. Vì thế, nỗ lực cải thiện ngoại giao dưới thời Obama bị bóp nghẹt.
Bộc Phá Tắc Nghẽn - Cùng một lúc cả hai ông Obama và Raul Castro tuyên bố sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, và trao đổi tù nhân. Ông Alan Gross được trả về Mỹ và ba tù nhân còn lại của Cuba trong số Năm Tên Gián Điệp Cuba cũng được trả về nước.
Nguyễn Minh Tâm (dịch theo S.F Examiner)
Anh chị em còn chần chờ gì nữa mà không tôn sùng Thánh Tâm Chúa?
- Nhà của anh chị em đã có ảnh tượng Thánh Tâm Chúa chưa?
- Anh chị em có Rước Lễ các ngày Thứ Sáu đầu tháng không?
- Anh chị em có đọc kinh dâng ngày cho Thánh Tâm Chúa không?
Xin mời ghi tên GIA NHẬP ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM SEATTLE
& đọc THỦ BẢN LIÊN MINH THÁNH TÂM